Hưởng Ứng Tuần Lễ Làm Mẹ An Toàn Năm 2024
30-10-2024 09:17 am
Thai nhi 23 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ
Sự phát triển của thai nhi 23 tuần tuổi
Thai nhi 23 tuần phát triển như thế nào?
Bé lúc này có kích thước cỡ một quả xoài lớn và nặng hơn 453g với chiều dài 27,9 cm.
Mặc dù chất béo đang bắt đầu tích tụ trên cơ thể của bé, da bé vẫn còn lỏng lẻo và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Việc tập luyện hàng ngày của bé bao gồm di chuyển các cơ bắp ở các ngón tay, ngón chân, cánh tay và chân. Kết quả là mẹ có thể cảm thấy những di chuyển có lực hơn trong bụng của mình.
Tính đến thời điểm 23 tuần, thai nhi có thể đã nặng khoảng hơn 454g. Nếu việc sinh non và chuyển dạ xảy ra trong tuần này, bé vẫn có thể sống sót nhờ các chuyên gia chăm sóc y tế, nhưng có thể bị những khuyết tật từ mức độ nhẹ đến nặng. Với sự gia tăng nghiên cứu và hiểu biết trong lĩnh vực y học về bào thai thì những trường hợp trẻ sinh non đang dần giảm bớt mỗi năm.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 23
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Càng gần ngày sinh, mẹ càng khó ngủ. Khi thai nhi đạt mốc 23 tuần, sự lo lắng, chứng đi tiểu thường xuyên, ợ nóng, đau chân và cảm giác khó chịu có thể biến thành nguyên nhân gây ra những giấc ngủ gián đoạn vào ban đêm cho phụ nữ mang thai. Nhưng sức khỏe của em bé và của mẹ phụ thuộc vào việc mẹ có được nghỉ ngơi đầy đủ hay không, vậy nên hãy thử tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ nhàng, thư giãn với một cuốn sách hoặc một tách trà thảo dược để đưa mẹ dễ đi vào giấc ngủ.
Nhiều bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai ngủ nghiêng một bên mà không nằm ngửa hoặc nằm sấp, vì như vậy thì lưu lượng máu đến nhau thai sẽ không bị hạn chế. Nếu mẹ cảm thấy điều này không thoải mái, hãy thử đặt một cái gối giữa hai đầu gối để giảm áp lực của trọng lượng cơ thể trong khi nằm nghiêng về một phía.
Những điều mẹ cần lưu ý là gì?
Thời điểm mang thai 23 tuần, mẹ có thể bị chuột rút ở chân vào ban đêm và điều này có thể làm mẹ thức giấc. Thật không may, những cơn co thắt đau đớn tỏa ra xung quanh bắp chân mẹ vào ban đêm rất phổ biến vào tháng thứ 6 trở đi của thai kì và không ai chắc chắn được về nguyên nhân gây ra hiện tượng chuột rút ở chân này.
Dù là nguyên nhân nào, thì mẹ vẫn có thể áp dụng những cách sau để ngăn ngừa và giảm nhẹ chứng chuột rút:
• Khi cơn chuột rút tấn công, hãy chắc chắn để chân thẳng và uốn cong mắt cá chân và ngón chân từ từ hướng về phía mũi của mẹ (đừng hướng về phía ngón chân của mẹ). Điều này sẽ sớm giảm bớt đau đớn.
• Bài tập co giãn cũng có thể giúp ngăn chặn chứng chuột rút trước khi chúng tấn công.
• Để giảm bớt trọng tải hàng ngày trên đôi chân, gác chân mẹ lên thường xuyên ngay khi có thể và thay thế thời gian hoạt động bằng thời gian nghỉ ngơi. Mẹ cũng có thể mặc vớ (tất) hỗ trợ vào ban ngày. Ngoài ra, mẹ nên uốn cong chân một cách định kỳ.
• Hãy thử đứng trên một bề mặt lạnh, điều này đôi khi có thể ngăn chặn một cơn co thắt.
• Mẹ có thể xoa bóp hoặc chườm ấm để giảm đau, nhưng đừng xoa bóp hoặc chườm ấm nếu việc uốn cong chân và chườm lạnh trước đó đã không giúp cải thiện tình hình.
• Hãy chắc chắn rằng mẹ uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 23 tuần
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Các triệu chứng sớm của tiền sản giật bao gồm tăng cân đột ngột dường như không liên quan đến việc ăn quá nhiều, bàn tay và khuôn mặt sưng phồng ở mức nghiêm trọng, đau đầu không rõ nguyên nhân, đau dạ dày và đau thực quản, ngứa toàn thân hoặc rối loạn tầm nhìn. Nếu mẹ gặp bất kỳ dấu hiệu nào trong số các triệu chứng này, hãy gọi cho bác sĩ. Nếu không bị những triệu chứng này và mẹ đi khám sức khỏe thường xuyên thì không có lý do gì để lo lắng về tiền sản giật cả.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Cho đến bây giờ, việc đi khám bác sĩ của mẹ đã bắt đầu trở thành một thói quen tốt. Mẹ có thể dự liệu bác sĩ sẽ kiểm tra một số hạng mục như sau, mặc dù có thể có sự khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và cách khám của bác sĩ:
• Đo cân nặng và huyết áp
• Kiểm tra nước tiểu để đo lượng đường và đạm
• Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
• Đo kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài (cảm nhận từ bên ngoài) để xem nó tương quan như thế nào đến ngày sinh nở
• Chiều cao của đáy vị (đỉnh của tử cung)
• Kiểm tra độ sưng của tay và chân, kiểm tra việc giãn tĩnh mạch ở chân
• Các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng bất thường
• Lập một danh sách các câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận với bác sĩ.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 23
Mẹ cần biết gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?
Thịt xông khói hoặc thịt đã được xử lý để giữ lâu như thịt lợn muối xông khói, xúc xích, giăm bông có thể bị nhiễm vi khuẩn và các sinh vật trong quá trình chế biến chỉ có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Vì vậy trong quá trình mang thai 42 tuần, sẽ khôn ngoan hơn nếu mẹ ăn các loại thực phẩm này chỉ khi chúng đã được nấu cho đến khi nóng bốc khói.
Mẹ sẽ dễ bị bệnh hơn khi đang mang thai đến tuần 23 vì lúc này hệ thống miễn dịch của mẹ không khỏe mạnh như bình thường. Bên cạnh đó, các vi sinh vật có thể vượt qua hàng rào nhau thai và tấn công bé trong khi hệ thống miễn dịch của bé lúc này chưa đủ trưởng thành để chống lại chúng.
Nếu mẹ bị tê và đau siết ở ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và một nửa ngón đeo nhẫn, mẹ có thể đã bị hội chứng ống cổ tay (CTS). Mặc dù những cơn đau của hội chứng ống cổ tay có thể tấn công mẹ bất cứ thời điểm nào trong ngày, mẹ có thể cảm thấy mình bị đau nhiều hơn vào ban đêm.
Ngủ đè trên bàn tay có thể làm cho vấn đề của mẹ trở nên tồi tệ hơn, vì vậy hãy thử kê đầu trên một chiếc gối riêng biệt khi đi ngủ. Khi cơn tê xảy ra, hãy lắc nhẹ hai bàn tay để có thể giảm tê. Nếu nó không hiệu quả và tình trạng tê tay làm mẹ mất ngủ, hãy thảo luận vấn đề với bác sĩ. Việc đeo nẹp cổ tay và phương pháp châm cứu cũng có thể giảm đau cho mẹ.
30-10-2024 09:17 am
22-11-2022 02:04 pm
26-10-2020 03:14 pm
15-08-2020 09:50 pm
15-08-2020 09:48 pm
15-08-2020 09:47 pm
15-08-2020 09:45 pm
15-08-2020 09:44 pm